.


:




:

































 

 

 

 


Ocirc;́i thoại tham quan bảo tàng mỹ thuật Hà nội




BÀI TÁM

1. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận trong nền văn hóa tinh thần của nhân loại.

2. Nghệ thuật xuất hiện từ xa xưa, vào thời kỳ đồ đá. Những sáng tạo nghệ thuật đầu tiên của con người là truyện thần thoại, bài hát, điệu vũ, hình vẽ các loài thú trên đá, trang trí công cụ lao động, vũ khí v.v

3. Nghệ thuật là một loại công cụ giao tiếp giữa con người với nhau, giúp con người trau dồi kiến thức về thế giới cũng như về chính bản thân mình, giáo dục cho con người tình cảm thẩm mỹ trên cơ sở cái đẹp, dựa vào những hệ thống giá trị khác nhau.

4. Một tác phẩm nghệ thuật thường vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng. Nó cụ thể vì nội dung của nó phản ánh thực tế khách quan, nó trừu tượng vì là sản phẩm của quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

5. Nghệ thuật bao gồm nhiều bộ môn khác nhau như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, thơ ca, sân khấu, điện ảnh v.v. Một bộ môn nghệ thuật có thể bao gồm nhiều thể loại khác nhau: chẳng hạn như trong hội họa có chân dung, phong cảnh, tĩnh vật

6. Đôi khi người ta cũng cho văn học là một bộ môn nghệ thuật, song là một bộ môn nghệ thuật mang những đặc điểm riêng.

TỪ MỚI

 

hình thái
ý thức ., .
hình thái ý thức xã hội   xuất hiện xa xưa , ,
từ xa xưa
thời kỳ đồ đá
chuyện thần thoại (. truyện thần thoại)
loài , ,
trang trí ,
vũ khí ,
trau dồi -()
dựa vào (. dựa trên) ,
phản ánh , ; ,
khách quan ( -., -.)
bộ môn , , ( . .); .
thơ ca (. thơ) ,
sân khấu , ( )
điện ảnh
thể loại
chân dung (. bức chân dung, tranh chân dung)
tĩnh vật (. tranh tĩnh vật)
đặc điểm

 

Bài tập 1. a) Dịch những câu trên ra tiếng Nga.

b) Dịch ra tiếng Việt những câu sau đây.

1. . 2. , , , , , , . 3. . 4. . 5. , , , , , , , , , (đoàn kết) , .

BÀI ĐỌC

Ocirc;́I THOẠI THAM QUAN BẢO TÀNG MỸ THUẬT HÀ NỘI

Chào các bạn. Chúng ta đang đứng trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng chính thức được thành lập vào mùa hè năm 1966. Với tuổi đời rất non trẻ, bảo tàng cố gắng giới thiệu với người xem trong nước cũng như nước ngoài nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ xưa đến nay một cách khái quát, có hệ thống. Bảo tàng có gần hai mươi phòng trưng bầy hiện vật, nhưng hôm nay chúng ta sẽ chỉ xem một số phòng tiêu biểu, thứ nhất, vì thời gian hạn chế, thứ hai, có một số phòng đóng cửa vì hiện vật đang được phục chế. Trong khi tôi giới thiệu, nếu có thắc mắc, đề nghị các bạn hỏi ngay. Bây giờ mời các bạn đứng thành vòng tròn quanh tôi.

Đây là phòng giới thiệu về thời kỳ đồ đá với các hiện vật có hình chạm khắc, những chiếc vòng đeo tay bằng đá mầu Trong phòng giới thiệu về thời kỳ đồ đồng này, các bạn thấy nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật tạo hình cao và kỹ thuật chế tạo phức tạp so với thời bây giờ. Nổi bật hơn cả là trống đồng Đây là phòng về nghệ thuật thời Lý, còn đây là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình các thế kỷ XIII, XIV, XV, tiêu biểu là kiến trúc tháp và kiến trúc đá như thành nhà Hồ.

Ở đây chỉ thấy có bức tranh về thành nhà Hồ. Chị cho biết là thành ấy hiện giờ còn không?

Thành nhà Hồ là một trong rất ít thành còn giữ lại được, hiện ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn đi theo tôi sang phòng bên cạnh

Phòng tiếp theo giới thiệu với chúng ta đồ gốm Việt Nam thế kỷ XVI, XVII. Còn phòng này cho chúng ta thấy nền nghệ thuật tạo hình thế kỷ XIX.

Thưa chị, có thể cầm chiếc hộp bằng gốm lên xem không ạ?

Không nên, vì nội quy bảo tàng đề nghị khách đến tham quan không được sờ vào hiện vật. Tôi đang nói dở về nền nghệ thuật tạo hình thế kỷ XIX. Có thể thấy rằng các tác phẩm nghệ thuật phản ánh quan điểm thẩm mỹ của nhà Nguyễn.

Phòng này trưng bầy một số tác phẩm hội họa và điêu khắc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Chắc các bạn cũng nhận thấy ảnh hưởng của nền nghệ thuật tạo hình phương Tây, đặc biệt là của Pháp với những trào lưu khác nhau như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, trường phái ấn tượng v.v

Chị cho hỏi: các họa sĩ Việt Nam tiếp xúc với hội họa phương Tây bằng cách nào?

Người Pháp thành lập ở Hà Nội trường Cao đẳng Mỹ thuật để đào tạo họa sĩ. Ngoài ra họ có tổ chức một số đợt triển lãm tranh của các họa sĩ Pháp, qua đó người Việt Nam có dịp tìm hiểu hội họa phương Tây.

Trong phòng này các bạn sẽ thưởng thức những tác phẩm hội họa và điêu khắc trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp. Phần lớn tác phẩm hội họa được sáng tác bằng những chất liệu dễ có nên ở đây ta thấy nhiều tranh ký họa, đồ họa, mầu nước

Hình như góc này dành riêng để trưng bầy tranh của một họa sĩ phải không ạ?

Vâng, đấy là tranh của Tô Ngọc Vân, một họa sĩ nổi tiếng đã hy sinh trong Kháng chiến những năm 1945 1954. Tôi xin giới thiệu nốt những phòng tiếp theo.

Những phòng này trưng bầy các tác phẩm nghệ thuật tạo hình của Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Các bạn thấy hình thức sáng tác của các họa sĩ, các nhà điêu khắc thật phong phú, tranh thì có tranh sơn dầu, mầu bột, mầu nước, sơn mài.., từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn, tượng cũng có nhiều loại.

Nói tóm lại, tất cả những gì mà các bạn vừa thấy giúp các bạn phần nào hình dung được quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Có ai muốn hỏi gì không?

Bảo tàng có quan hệ trao đổi với các nước khác không?

Có, nhưng ở phạm vi không to lớn lắm, vì chúng tôi chưa có điều kiện tổ chức trưng bầy tranh của các viện bảo tàng nước ngoài. Quan hệ trao đổi chủ yếu là thông qua việc giới thiệu trên sách báo, ví dụ, chúng tôi đã có những cuốn sách, những số tạp chí giới thiệu về nền hội họa Ý thời kỳ Phục hưng, hội họa Hà Lan, Pháp, Nga Năm 1981, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Pablo Picasso, chúng tôi có tổ chức giới thiệu rộng rãi về cuộc đời và sự nghiệp của nhà danh họa, đồng thời giới thiệu một số trào lưu mà ông là người đại diện.

Nếu không ai còn vấn đề gì muốn hỏi nữa thì chúng ta kết thúc ở đây. Cám ơn các bạn đã chú ý nghe.

TỪ MỚI

 

tuổi đời = tuổi ( )
non trẻ .
nghệ thuật tạo hình
hiện vật , , (. hiện vật trưng bầy)
tiêu biểu - (-); ,
phục chế
thắc mắc [] []; (); ,
vòng tròn ,
đứng thành vòng tròn . , (-., -.)
chạm khắc
hình chạm khắc
vòng đeo tay
thời kỳ đồ đồng
chế tạo , ,
thời bấy giờ (. bấy giờ) ,
thành , ,
nhà , , []
huyện ,
gốm     đồ gốm   [] , , ,
nội quy , (-. )
sờ ,
quan điểm ,
trào lưu ,
cổ điển
chủ nghĩa cổ điển
lãng mạn ,
chủ nghĩa lãng mạn
chủ nghĩa ấn tượng
trường cao đẳng
trường cao đẳng mỹ thuật ,
đào tạo []
sáng tác , ,
chất liệu
dễ có
ký họa , , (. tranh ký họa)
đồ họa (. tranh đồ họa)
hy sinh , ( )
sơn . (. cây sơn); ,
dầu ,
sơn dầu
bột
mầu bột ()
cỡ ,
tượng , , (. bức tượng, pho tượng)
nói tóm lại (. tóm lại)
phần nào - ()
hình dung ,
hình thành (), ()
phạm vi , , (.)
thông qua     phục hưng () -.
thời kỳ Phục hưng (.) ,
sự nghiệp , .
danh họa , (. nhà danh họa)

 

Bài tập 2. Vừa nghe bài đối thoại trong băng ghi âm vừa xem bài in trong sách giáo khoa. Lưu ý đến những chỗ khác nhau giữa bài trong băng ghi âm và bài trong sách, ghi lại những câu có sự khác nhau ấy. Dịch miệng bài đối thoại.

Bài tập 3. Trả lời những câu hỏi sau đây.

1. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được thành lập khi nào?

2. Bảo tàng có bao nhiêu phòng trưng bầy hiện vật?

3. Phòng giới thiệu thời kỳ đồ đá có những hiện vật gì?

4. Trong phòng giới thiệu thời kỳ đồ đồng, hiện vật nào tiêu biểu nhất?

5. Thành nhà Hồ ở đâu? Được xây dựng để làm gì?

6. Nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ XIX phản ánh điều gì?

7. Nền nghệ thuật hội họa và điêu khắc Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chịu những ảnh hưởng nào?

8. Nhờ đâu mà các họa sĩ Việt Nam có thể tiếp xúc với nền hội họa phương Tây?

9. Vì sao phần lớn tác phẩm hội họa trong thời kỳ Kháng chiến được sáng tác bằng những chất liệu dễ có?

10. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ năm 1954 đến nay mang những đặc điểm gì?

11. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có quan hệ trao đổi như thế nào với bảo tàng các nước khác?

12. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Pablo Picasso Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức giới thiệu về danh họa này như thế nào?

13. Anh / chị có biết gì về Picasso?

NGỮ PHÁP

I. Mời các bạn đứng thành vòng tròn quanh tôi.

Ở năm thứ nhất, chúng ta đã gặp hai động từ có yếu tố thành là biến thành và trở thành. Nói chung, yếu tố thành đứng sau một số động từ để chỉ kết quả của một quá trình biến đổi, tập hợp, phân chia. Ví dụ: Anh ấy học đã thành kỹ sư. Sinh viên hai lớp này tập hợp lại thành một đội xây dựng. Mẹ chia cái bánh thành ba phần bằng nhau.

II. Nổi bật hơn cả là trống đồng. Tiêu biểu là kiến trúc tháp và kiến trúc đá.

Loại câu #chủ ngữ + vị ngữ# mà chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là tính từ, trong một số trường hợp, để nhấn mạnh danh từ người ta đưa tính từ lên trước danh từ, nối với nhau bằng động từ là. Ví dụ: Trong khu phố này đẹp nhất là tòa nhà thư viện Quốc gia.

III. Tôi đang nói dở về nền nghệ thuật tạo hình thế kỷ XIX. Tôi xin giới thiệu nốt những phòng tiếp theo.

Trong tiếng Việt có một số từ để chỉ mức độ kết thúc hành động. Dở biểu thị hành động đang được thực hiện nhưng chưa xong thì bị dừng lại: Chúng tôi làm dở việc này thì đến giờ nghỉ. Nốt biểu thị ý nghĩa tiếp tụclàm việc gì đó cho hết phần còn lại: Họ làm nốt công việc được giao hôm qua.

IV. Chúng tôi có tổ chức giới thiệu rộng rãi về cuộc đời và sự nghiệp của nhà danh họa.

Có đứng trước động từ để nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định một hành động hay sự việc nào đó đã xẩy ra. Ví dụ: Tuần trước chúng tôi có gặp nhau.

V....giới thiệu một số trào lưu mà ông là người đại diện.

Một câu mở rộng cho một danh từ có thể được nối với danh từ ấy bằng từ mà, nếu danh từ ấy là đối tượng trong câu mở rộng (trong câu trên, danh từ trào lưu là đối tượng trong câu mở rộng: Ông là người đại diện cho các trào lưu đó). Còn nếu danh từ là chủ thể trong câu mở rộng thì không dùng từ mà (xem phần III ngữ pháp bài 4). Ví dụ khác: Người mà tôi sẽ giới thiệu với anh hôm nay là một nghệ sĩ nổi tiếng.

TỪ MỚI

phân chia (. chia) , , chủ ngữ   chủ thể .

Bài tập 4. Đọc và dịch các câu sau đây ra tiếng Nga.

1. Trong giờ tiếng Việt sinh viên hai lớp kinh tế và lịch sử thành một lớp. 2. Đoàn đại biểu chia thành nhiều nhóm nhỏ đi thăm cơ sở sản xuất. 3. Đây là những bộ phận cấu tạo thành chiếc máy. 4. Trường này mới đổi tên thành trường đại học kỹ thuật. 5. Những người đi biểu tình làm thành một dòng người rất dài. 6. Hiện giờ những người có tiền đều muốn chuyển tiền thành hàng hóa. 7. Ở Việt Nam thành phố chia thành quận, quận chia thành phường. 8. Các họa sĩ ấy tập hợp lại thành một trường phái riêng. 9. Trời ấm lên làm cho tuyết tan thành nước, thành bùn lầy trên mặt đường. 10. Hai người đã thành vợ thành chồng từ nhiều năm nay.

Bài tập 5. Đặt lại các câu sau đây và dịch ra tiếng Nga.

Mẫu: Tòa nhà thư viện Quốc gia đẹp nhất trong khu phố này.Þ Trong khu phố này đẹp nhất là tòa nhà thư viện quốc gia.

1. Bài Qua cầu gió bay hay nhất trong số các bài dân ca Việt Nam này. 2. Trong số các ngành công nhiệp ở nước này, công nghiệp khai thác dầu lửa quan trọng hơn cả. 3. Theo tôi, dọc theo bờ biển Việt Nam phong cảnh đèo Hải Vân đẹp hơn cả. 4. Trong số các loại cây ăn quả ở vùng này, cây cam tiêu biểu nhất. 5. Hà Nội có nhiều hồ, hồ Tây lớn nhất. 6. Có nhiều phương pháp học ngoại ngữ, nhưng tiếp xúc với người bản ngữ là phương pháp quan trọng nhất. 7. Trong số những bộ phim của đạo diễn này, theo tôi, vui hay hơn cả là những bộ phim do ông ấy dựng vào những năm gần đây. 8. Mùa hè ở Hà Nội tháng bẩy nóng nhất. 9. Trong số các loại hoa quả ở miền Nam Việt Nam, tôi cho rằng quả xoài ngon nhất. 10. Trong các thiết bị học tiếng loại này thiết bị của hãng Sony tốt nhất. 11. Trong số các bảo tàng ở Pháp, bảo tàng Le Louvre nổi tiếng nhất. 12. Trong ba chị em, có lẽ Hiền xinh nhất.

Bài tập 6. Dịch những câu sau đây ra tiếng Nga. Chú ý cách dùng từ dở và nốt.

1. Cô giáo đã giảng dở ngữ pháp bài mới. 2. Anh ấy kể nốt câu chuyện về chuyến đi vào Huế. 3. Tôi đang uống dở cốc cà phê thì ông giám đốc gọi tôi. 4. Cậu chờ mình làm nốt bài tập này rồi chúng ta đi đá bóng. 5. Anh ấy đang dịch dở bài báo, chắc đến mai mới xong. 6. Cậu có thể giúp chúng mình làm nốt những việc còn lại không? 7. Ông ấy ăn nốt bát cơm rồi chạy ngay đến cơ quan. 8. Tôi đang đọc dở tờ báo, anh để tôi đọc nốt rồi tôi đi với anh. 9. Ít khi nó chịu làm cho xong một việc gì đấy, rất hay bỏ dở. 10. Tôi đang viết dở bức thư thì cô ấy đến.

Bài tập 7. Dùng các từ dở và nốt dịch những câu sau đây.

1. , . 2. . 3. , . 4. . 5. . 6. , . 7. (cô phục vụ) . 8. , . . 9. , . . 10. - , . 11. , . 12. , . 13. , . !

Bài tập 8. Dùng từ có trước động từ để trả lời các câu sau.

Mẫu: Tuần trước các anh có gặp nhau không?

...Þ

Þ Tuần trước các anh có gặp nhau không?

Có, tuần trước chúng tôi có gặp nhau.

1. Hôm qua cậu có đi học không?

...

2. Mai các anh có đi tham quan không?

...

3. Đoàn thiếu nhi có thăm dự lửa trại ở Artek không?

...

4. Tối qua cậu có xem phim trên tivi không?

...

5. Cô ấy có hay viết thư cho anh không?

...

6. Ở Sài Gòn cậu đã nếm thử quả sầu riêng chưa?

...

7. Cậu có thường xuyên làm việc ở phòng học tiếng không?

...

1. Trong chuyến đi Nha Trang cậu có tắm biển ở đây không?

...

9. Anh có ghi lại số điện thoại của ông trưởng đoàn không?

...

10. Năm tới các anh có đặt báo Việt Nam không?

...

Bài tập 9. Thay các từ gạch dưới bằng câu cho trong ngoặc, dùng từ mà nối câu ấy với danh từ mà nó mở rộng. Dịch ra tiếng Nga.

Mẫu: Người ấy là một nghệ sĩ nổi tiếng. (tôi sẽ giới thiệu với anh hôm nay) Þ Người mà tôi sẽ giới thiệu với anh hôm nay là một nghệ sĩ nổi tiếng.

1. Cuốn sách ấy là cuốn sách quý. (anh mua được hôm nay) 2. Cô giáo đang giải thích lại hiện tượng ngữ pháp này. (chúng tôi học trong bài trước) 3. Bộ phim đó do đạo diễn Fillini dựng. (các anh vừa xem) 4. Trong chuyến đi Vũng Tầu vừa qua chúng tôi có dịp thưởng thức món ăn đặc sản ấy. (nhiều người nước ngoài rất thích) 5. Những tác phẩm điêu khắc này là một đóng góp quan trọng cho kho tàng nghệ thuật thế giới. (cuốn sách giới thiệu) 6. Khách sạn Kontinental kia là khách sạn bốn sao. (chúng ta sẽ ở trong thời gian đi thăm thành phố Hồ Chí Minh) 7. Thành phố biển ấy có khí hậu quanh năm mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, có Viện Pasteur và Viện nghiên cứu biển nổi tiếng. (hè này chúng ta sẽ đến nghỉ) 8. Ông đeo kính ấy là đạo diễn vũ kịch ở Nhà hát Lớn. (các anh vừa tiếp xúc) 9. Ngọn tháp kia là của người Chàm xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 10. (chúng ta đứng từ đây cũng nhìn thấy) 10. Những bức ảnh này là do mình tự chụp lấy trong chuyến đi tham quan dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam. (mình vừa mới cho cậu xem)

Bài tập 10 (làm trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên). Dịch ra tiếng Việt một số đoạn trích trong từ điển Việt Việt.

I. Tham quan bảo tàng mỹ thuật

Bảo tàng (. viện bảo tàng) cơ quan sưu tầm, cất giữ, trưng bầy những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử: Bảo tàng lịch sử. Bảo tàng tranh.

II....giới thiệu nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ xưa đến nay một cách khái quát

Khái quát nắm lấy những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng: Bản báo cáo khái quát được tình hình.

III. Nổi bật hơn cả là trống đồng.

Nổi bật nổi lên rất rõ khiến dễ dàng nhận thấy ngay: Cờ đỏ nổi bật giữa nền trời xanh. Thành tích nổi bật.

IV....kiến trúc đá như thành nhà Hồ.

Thành công trình xây đắp kiên cố bao quanh một khu vực dân cưquan trọng để phòng thủ: Thành Huế. Xây thành.

II....phản ánh quan điểm thẩm mỹ của nhà Nguyễn.

Thẩm mỹ khả năng cảm thụ và hiểu biết cái đẹp: Trình độ thẩm mỹ.

Giá trị thẩm mỹ.

V....với những trào lưu khác nhau.

Trào lưu xu hướng được đông đảo người theo trong một lĩnh vực tưtưởng, văn hóa v.v. nào đó: Trào lưu Thơ mới. Trào lưu văn học lãng mạn.

VI.... thưởng thức các tác phẩm hội họa và điêu khắc.

Thưởng thức nhận biết và cảm thụ một cách thích thú: Thưởng thức các món ăn đặc sản. Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

VII....giới thiệu một số trào lưu mà ông là người đại diện.

Đại diện thay mặt cho các cá nhân hoặc tập thể: Cơ quan đại diện ngoại giao. Đại diện cho giới trí thức.

Bài tập 11. Phân biệt những từ và yếu tố gần giống nhau về hình thức. Dịch các từ và cụm từ sau đây.

1) quát khái quát; quất cây quất, quả quất

2) bầy bầy cỗ, trưng bầy; bài bài học, học bài, bài báo

3) khắc chạm khắc, khắc tên; khác người khác, hôm khác

4) kỹ kỹ thuật, đọc kỹ; kỷ kỷ luật; ký ký tên, ký họa

5) thời thời gian, thời Trần; thầy thầy giáo

6) tháp tháp Chàm; thấp nhà thấp

7) quan quan điểm, quan hệ; quân quân đội

8) trào trào lưu; trầu ăn trầu

Bài tập 12.

A. I. Phân biệt nghĩa ba từ câu hỏi (, ), vấn đề (, , ) và thắc mắc (, , , , ; , , ). Dịch các câu sau ra tiếng Nga.

1. Câu hỏi cô giáo đặt khó quá, không ai trả lời được. 2. Vấn đề này tương đối phức tạp, cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu thêm. 3. Một sinh viên đưa ra thắc mắc, thầy giáo đề nghị cả lớp cùng thảo luận. 4. Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề lớn mà nước này đang gặp phải. 5. Hôm thi môn lịch sử Việt Nam, mình bắt được câu hỏi dễ quá! 6. Anh ấy có một số thắc mắc với ông giám đốc. 7. Vấn đề đang được đặt ra hiện nay là phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân. 8. Phải dựa vào bài đọc mới trả lời được những câu hỏi này. 9. Đối với người dân thành phố này, đi mua thực phẩm là cả một vấn đề. 10. Ông ấy thắc mắc vì sao không được lên lương.

 

II. Thay dấu chấm bằng các từ vấn đề, câu hỏi, thắc mắc sao cho hợp nghĩa.

 

1. Cô giáo giảng bài xong và hỏi: Các anh các chị hiểu cả chứ? Có gì không? 2. Thầy giáo có cho biết trước thi không? 3. Ông ấy hay với cấp trên (). 4. Nội dung bài báo gồm những gì? 5. này đối với họ không phức tạp một tí nào. 6. Tôi có một số về này, đề nghị anh giải thích giúp. 7. dễ quá, thế mà nó không trả lời được. 8. ấy đã được giải quyết chưa? 9. Nếu còn gì anh cứ nói đi, đừng sợ! 10. Bài thi viết gồm có ba lớn và một số nhỏ.

B. Phân biệt các từ hình như, dường như (), có lẽ, có thể ( , ), chắc ( , , ), chắc chắn (, ), chưa chắc, chắc gì ( ). Dịch các câu sau đây ra tiếng Nga.

1. Trông anh quen lắm! Hình như tôi đã gặp anh ở đâu rồi thì phải. 2. Chắc ngày mai trời nắng to vì đêm nay trên trời nhiều sao lắm. 3. Tuần sau chúng ta sẽ đi tham quan nhưng chưa biết vào ngày nào, có thể thứ tư hay thứ năm. 4. Nó nói thì hay lắm nhưng chắc gì nó làm được. 5. Vấn đề mới nghe lần đầu thì dường như đơn giản, nhưng thực ra khá phức tạp. 6. Nếu các anh làm nhanh như thế thì cuối tuần này chắc chắn là xong việc. 7. Có lẽ cô ấy không biết chuyện gì đã xẩy ra. 8. Chờ làm gì, chưa chắc nó đã đến. 9. Hình như ông ấy có chuyện gì không vui. 10. Nó đã hứa là chắc chắn nó sẽ làm vì bao giờ cũng giữ lời hứa. 11. Có thể là như vậy. 12. Nếu đi sớm chắc sẽ được vé xem xi nê.

Bài tập 13. Ghi lại những câu nghe qua băng ghi âm.

Bài tập 14 (a, b, c, d, e, f). Ghi các bài đối thoại ngắn nghe qua băng ghi âm và dịch viết lại.

Bài tập 15 (a, b, c, d, e). Ghi các câu trong băng ghi âm và dịch viết lại.

Bài tập 16. Dịch ra tiếng Việt.

a) mà

1. , . 2. , . 3. , . 4. , . 5. , . 6. , . 7. , . 8. , . 9. , , . 10. , . 11. , .

b) hình như, dường như, có lẽ, có thể, chắc, chắc chắn, chưa chắc

1. , , . 2. , , . 3. , , . 4. , . 5. , , . 6. , , . 7. , , . 8. . , , . 9. - . , , . 10. .





:


: 2017-01-28; !; : 317 |


:

:

, .
==> ...

1715 - | 1527 -


© 2015-2024 lektsii.org - -

: 0.126 .